Mỡ bụng dưới sau sinh là thứ mà rất nhiều chị em muốn “vứt bỏ” nhưng hỡi ôi chúng cứ bám lấy vèo eo của bạn mãi không buông. Chưa hết, ngoài vùng bụng thì các bộ phận khác trên cơ thể cũng dễ dàng tích mỡ nếu bạn không hiểu rõ về cơ thể của mình. Lời than vãn thì nhiều nhưng kiến thức thì đâu là đúng, đúng hay không hãy cùng xem xét nhé!

1. Nguyên nhân sau sinh mỡ bụng lại dày lên và khó giảm?
Mang thai là hành trình thiêng liêng và cảm xúc, rất nhiều chị em sẵn sàng hi sinh tất cả kể cả vóc dáng để thai kỳ suôn sẻ con trẻ ra đời khỏe mạnh. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, các mô mỡ hình thành quanh bụng và lớp mỡ này có 2 ích lợi đó là giúp da bụng có thể kéo dãn để chứa em bé và làm lớp đệm bảo vệ em bé vì thế lớp mỡ bụng sẽ được hình thành từ đây.

Hơn nữa trong quá trình mang thai, cơ thể thay đổi bạn thường có sở thích thói quen ăn uống nhiều bữa hơn và nhiều chất hơn nên dễ khiến bạn tăng cân rất nhiều từ 10-15kg thậm chí có người còn lên tận 25-30kg trong một thai kỳ.
Vùng da bụng và lớp mỡ bụng sẽ tăng lên theo hành trình mang thai và cân nặng của bạn, khi bạn sinh xong lớp da thừa và mỡ thừa sẽ vẫn còn đó. Chúng sẽ cần thời gian để phục hồi và co bớt lại, nhưng có rất nhiều chị em sau sinh tẩm bổ đều đặn và do cơ địa dễ hấp thu nên lớp mỡ bụng càng lúc càng dày rất khó giảm cân
2. Những bộ phận nào cũng tích mỡ trên cơ thể?
Nhắc đến mỡ, chúng ta thường nghĩ đến mỡ bụng. Tuy nhiên trên cơ thể con người có nhiều bộ phận khác nhau bị tích tụ mỡ theo những nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ bộ phận nào trên cơ thể khó giảm cân, giảm mỡ nhất sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.

2.1 Mỡ vùng đùi:
Vùng đùi là một trong những vị trí khó triệt tiêu mỡ nhất do cấu tạo phức tạp của đùi. Nguyên nhân chính gây ra mỡ đùi là do thói quen ít vận động của phái đẹp kích thích mỡ tích trữ. Ngoài ra, tuổi tác cũng là yếu tố gây tình trạng đùi ếch. Đặc biệt, khi phụ nữ càng lớn tuổi thì mỡ càng tích tụ nhiều vào vùng đùi do khả năng đốt cháy calo ở tuổi này bị giảm nhanh chóng dẫn tới việc khó giảm cân giảm mỡ.

Đùi là vị trí tích tụ mỡ cứng mỡ dày, mỡ đùi cũng xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ của bạn là thuộc gen đùi to thì khả năng cao bạn bị béo đùi là do gen của bố mẹ.
2.2 Mỡ vùng mông:

Béo mông cũng tựa như béo vùng đùi, cũng có yếu tố di truyền do gen, ngoài ra những người có vóc dáng quả lê rất dễ tích mỡ và tập trung mỡ tại phần mông. Mông là bộ phận gợi cảm và thu hút trên cơ thể, nhiều người vì muốn cải thiện đường cong đã hì hục tập các bài liên quan đến mông. Nếu tập sai cách vùng mông không thể tròn đẹp thậm chí còn tích mỡ và chảy xệ.
2.3 Mỡ vùng mặt, nọng cằm:

Mỡ bụng hay đùi có thể được che dấu bằng các trang phục nhưng mỡ mặt và nọng cằm thì không thể nào. Trên thực tế, không phải ai béo phì, thừa cân cũng đều có gương mặt to béo, có nọng. Có rất nhiều người gầy nhưng gương mặt lại khá mũm mĩm và ngược lại, có những người rất béo nhưng gương mặt hốc hác. Lý do gây nên mỡ mặt nọng cằm có thể do:
- Cấu trúc xương hàm bạnh
- Lười vận động ngủ sai tư thê
- Giữ nước ở khuôn mặt do thay đổi nội tiết
- Tăng cân béo phì
2.4 Mỡ vùng bắp tay:

Mỡ bắp tay là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ, khi diện áo 2 dây hay sát nách vùng bắp tay thô kệch khiến chị em mất tự tin. Bắp tay to sẽ khiến vóc dáng của chị em trở nên mất cân đối trầm trọng, không những thế sẽ khiến nảy sinh ra tâm lý tự ti, thiếu tự tin khi giao tiếp và gây khó khăn trong việc chọn trang phục. Những trang phục để lộ phần bắp tay là điều tối kỵ, vì sẽ khiến cơ thể chị em trở nên ‘đô con’, mập mạp hơn bình thường.
2.5 Mỡ vùng lưng:

Mỡ lưng nằm ở vị trí mà mắt khó nhìn, tay khó chạm. Vì thế việc phát hiện mỡ lưng đang tích tụ thường khá khó, một khi nhận thấy rõ (khi mặc đồ ôm sát hoặc áo bị chật) thì lượng mỡ tích tụ cũng tương đối “dồi dào”, gây khó khăn cho việc khắc phục. Mỡ lưng quy tụ những mô mỡ với liên kết chắc chắn, rất khó để hóa lỏng. Vì thế công cuộc “đánh tan” mỡ lưng cũng gặp không ít khó khăn.
3. Tỷ lệ mỡ cân đối trong cơ thể là bao nhiêu?

Dù việc tích mỡ gây phiền toái cho chúng ta nhưng có một sự thật rằng cơ thể bạn vẫn cần một lượng mỡ nhất định. Shopbanmypham.vn đã tìm hiểu và phân loại ra 5 cấp độ sau đây.
- Mỡ ở mức nguy hiểm: Nam trên 30% và Nữ trên 40%
- Mỡ khá nhiều: Nam: 21-30% và Nữ: 31-40%
- Mỡ trung bình: Nam: 13-20% và Nữ: 23-30%
- Mỡ tương đối ít: Nam: 9-12% và Nữ: 19-22%
- Mỡ rất ít: Nam: 5-8% và Nữ: 15-18%
- Mỡ ít tới mức nguy hiểm: Nam <5% và Nữ <15%
4. Suy nghĩ cuối cùng:
Mỡ bụng hay mỡ ở các bộ phận khác đều có thể gây nên các phiền toái không đáng có về ngoại hình cũng như sức khỏe. Bạn có thể xem thêm 9 mẹo giảm mỡ hiệu quả, để có cho mình những bí kíp giảm béo an toàn hợp lý nhất. Những chia sẻ trên từ shopbanmypham.vn chính là các kiến thức được tìm hiểu rõ ràng giúp bạn hiểu đúng về mỡ và cách loại bỏ chúng một cách tối ưu!
