Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai là chuyện ít khi xảy ra, nhưng không phải là không có. Điều này khiến nhiều người hoang mang không biết mình đã chắc chắn có thai hay chưa. Mặc dù có đầy đủ các triệu chứng, biểu hiện, thậm chí siêu âm thấy túi thai nhưng vẫn thử que 1 vạch. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục Lục Bài Viết
Thử que thử 1 vạch nhưng vẫn có thai có phải do que thử?
Trên diễn đàn – cộng đồng phụ nữ Việt nam chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc gia đình, con cái, có không ít những thắc mắc như là: “có mẹ nào thử que 1 vạch mà vẫn có thai?”, “thử que thử 1 vạch nhưng siêu âm có thai”. Vậy mới thấy đây là tình trạng có thể xảy ra đối với chị em phụ nữ đang mong con.
Trên thực tế, que thử thai chỉ là một trong những công cụ đo lường nồng độ hCG trong nước tiểu phụ nữ đơn giản, thuận tiện. Khi mẫu xét nghiệm chứa nồng độ này, phản ứng giữa kháng thể trong hCG và kháng nguyên trên que thử sẽ tạo thành màu trên que thử giống màu của bên đối chứng (2 vạch). Ngược lại thì sẽ chỉ có bên đối chứng xuất hiện (1 vạch).
Với phản ứng sinh hóa dựa vào nồng độ hCG như vậy, tỷ lệ chính xác ở que thử thai đạt đến 97%. Con số này đã có thể phản ánh được sự chính xác của que thử và trường hợp que thử hỏng chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ. Sự thật là có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến trường hợp Thử que thử 1 vạch nhưng vẫn có thai dưới đây.
Nguyên nhân thử que thử 1 vạch mà vẫn có thai
Các chuyên gia, bác sĩ sản khoa đã chỉ ra các lý do cơ bản mà các mẹ thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai:
- Thời điểm thử que quá sớm: Tâm lý mong con dẫn đến nhiều mẹ thử que quá sớm. Sau khi trứng thụ tinh với tinh trùng phải mất thời gian 7-10 ngày để hợp tử di chuyển và phát triển thành bào thai. Lúc này hormon hCG mới bắt đầu hình thành và tăng lên. Thử thai quá sớm, nồng độ hCG chưa đủ để vạch thứ 2 xuất hiện thì kết quả âm tính là đương nhiên.
- Que thử độ nhạy thấp: trên thị trường có nhiều loại que thử với độ nhạy của dải thử thai khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn để chọn loại que thử tốt, nhạy nhất sẽ cho ra kết quả chính xác hơn với nồng độ hCG chưa quá cao ở giai đoạn đầu.
- Thao tác thử que sai: hướng dẫn sử dụng đã có trên bao bì nhưng nhiều người vẫn thực hiện không đúng như thử que sau 10 phút lấy ra khỏi bao, để nước tiểu vượt quá vạch max, không lấy nước tiểu lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy…
- Do tác dụng của thuốc: thành phần trong một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, thuốc hỗ trợ sinh sản, paracetamol…dẫn đến kết quả sai lệch trên que thử.
- Mắc các bệnh về đường sinh dục: Nếu bạn đang mắc phải hay điều trị các bệnh như: viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu… kết quả dễ sai khi thử que. Có thể thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai hoặc 2 vạch nhưng không có thai.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: khiến các mẹ không biết được đâu là ngày rụng trứng chính xác để thử que.
Như vậy, những trường hợp thử que sai đều do nguyên nhân chủ quan từ phía người dùng là chủ yếu. Bạn có thể thử lại bằng các que thử khác hãng, căn đúng thời điểm hợp lý để cho ra kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, nhiều chị em cũng lựa chọn test nồng độ hCG trong máu bằng phương pháp xét nghiệm máu tại phòng khám, bệnh viện sẽ ra kết quả nhanh chóng và chính xác hơn.
Những dấu hiệu có thai sớm nhất có thể gặp phải khi chưa thử que
Nhiều chị em có thai khi thử que 1 vạch mà vẫn biết mình mang thai bởi sử dụng các phương pháp khác như xét nghiệm máu, siêu âm. Tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện sớm ở phụ nữ mang thai dễ nhận thấy để các mẹ mong con có thể tin tưởng hơn vào nhận định của mình.
- Trễ kinh: đặc biệt đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chỉ cần trễ kinh 2-3 ngày đã có thể linh tính mình đã có thai.
- Ra khí hư nhiều: thông thường trước kỳ kinh âm đạo của phụ nữ sẽ khô ráo trước 1 tuần. Tuy nhiên, nếu thấy khí hư ra nhiều, liên tục, bất thường thì đây cũng là dấu hiệu nhận biết sớm cho các mẹ.
- Đau nhức ngực hơn: nhiều người sẽ cảm thấy đau nhức ngực trầm trọng hơn bình thường kể từ thời điểm rụng trứng đến kỳ kinh tiếp theo.
- Thèm ăn hoặc chán ăn thất thường: sự thay đổi sớm của các hormon trong cơ thể có thể khiến chị em ăn nhiều hơn hoặc không muốn ăn hơn.
- Nhiệt độ tăng liên tục: trước kỳ kinh nhiệt độ thường giảm nhưng nếu chị em thấy nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cao hơn trung bình sau rụng trứng, cũng là 1 dấu hiệu mang thai đặc trưng ở nhiều người.
Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nếu thực hiện sai cách, sai thời điểm thì có thể thử lại. Ngoài ra, cũng có nhiều phương pháp khác để phát hiện chắc chắn là bạn có đang mang thai hay không.